Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

5 xu hướng nội thất 2014

ColourFuturesTM, chương trình nghiên cứu về sắc màu của năm do Tập đoàn AkzoNobel khởi xướng, vừa cho ra mắt xu hướng màu sắc của năm 2014. Chương trình giới thiệu 5 xu hướng thiết kế màu chính cho trang trí nội thất và ngoại thất kèm theo bảng màu bổ sung có thể được sử dụng để thể hiện các xu hướng hiện nay:

Silent Revolution (Tìm về bình yên):
Xu hướng này rất tinh tế, sử dụng những thay đổi nhỏ trong màu sắc và sắc thái để tạo ra những sự kết hợp nhã nhặn của màu trắng bạc và những gam màu trung tính. Bảng màu này đem lại một hiệu ứng yên tĩnh và tĩnh mịch, cho phép phô bày được cách sử dụng các chất liệu tự nhiên của xu hướng.

Urban Folk (Văn hóa dân gian thành thị).
Bảng màu thuộc xu hướng này lại sinh động với các sắc thái thân thiện và mạnh mẽ, tạo cảm giác quen thuộc nhưng đồng thời vẫn mới mẻ. Các màu sắc trong bảng này được lấy cảm hứng từ sự giản dị của họa tiết đan chéo, cách trang trí rạng rỡ của các búp bê Nga, vẻ rực rỡ và hân hoan trong cách trang hoàng của xứ Scandinavia cũng như các họa tiết trên các loại vải xa hoa của Ấn Độ, Nam Mỹ và Trung Quốc.


Margin of Proof (Ranh giới tư duy)
Bảng màu này được lấy cảm hứng từ cách chúng ta sắp xếp cuộc sống không ngừng chuyển động của mình. Đây là một bảng màu trung tính, các sắc thái thể hiện sự thuần thục và tính chừng mực với những màu sắc chính như xanh mòng két sáng, hồng đỏ và màu vàng nâu, là những gam màu bổ sung cho các chất liệu tự nhiên như gỗ tối màu, đá cẩm thạch, nút chai và bê-tông.

Secret Garden (Khu vườn bí ẩn).
Bảng màu này lãng mạn, thơ mộng và kỳ thú, với những sắc màu mơ hồ, tạo thành một bức màn huyền ảo ẩn chứa bất ngờ đem đến hiệu ứng nữ tính mà vẫn rất bí ẩn. Bảng màu này gồm những tông màu khói và mềm mại của màu xanh lá cây và màu hoa cà.

Do It Now (Hành động).
Bảng màu này thể hiện thông điệp “Get up and go for it!” (Hãy thức giấc và nắm lấy cơ hội). Đây là một sự pha trộn màu sắc có chỉ số ốc-tan cao và mạnh mẽ – nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Đây là một bảng màu tạo ra rất nhiều sự phá cách của màu sắc mà khi nhìn vào, ai cũng có thể thấy được một chút gì cho bản thân mình trong đó.        
 

Bộ sưu tập vách ngăn văn phòng đẹp nhất 2014








Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Phòng tránh tật cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là một trong nhưng bệnh học đường nguy hiểm, ảnh hưởng tới tầm vóc và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Chính vì vậy mỗi gia đình nhà trường cần quan tâm hướng dẫn trẻ ngồi đúng cách, nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh và lựa chọn bàn ghế có chất lượng, phù hợp với trẻ để tránh những tác hại không đáng có.
Khi bé tới trường, hoạt động thường xuyên và chiếm nhiều thời gian nhất đó là ngồi học bài. Mẹ nên hướng dẫn và cho bé làm quen với cách ngồi đúng tư thế để tránh bị vẹo cột sống hay gù lưng đồng thời giúp bé có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, thoải mái nhất.
- Hai chân chạm đất.
- Hai mông đặt thoải mái trên ghế.
- Hai cánh tay đặt lên bàn.
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.
Nhận biết trẻ cong vẹo cột sống
Quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, có thể kèm theo vùng hông - thắt lưng nhô phía bên kia.
Cho trẻ cúi xuống từ từ, sẽ quan sát thấy ụ gồ ở vùng lưng và đối diện với ụ gồ là vùng lõm.
Lựa chọn nội thất trường học và bàn ghế học sinh đúng chuẩn sẽ giúp giảm bớt nguy cơ ngồi học sai tư thế. Nội thất trường học xin giới thiệu tới bạn bộ bàn ghế học sinh của công ty nội thất fami – công ty hàng đầu về nội thất.
Bàn ghế học sinh, ban ghe hoc sinh chat luong cao
ban ghe hoc sinh tieu hoc
ban hoc sinh kieu giang hien dai
Liên hệ:
CÔNG TY C PHN NI THT ĐC KHANG
Văn phòng: B7, TT3, Bc Linh Đàm - Đi Kim - Hoàng Mai – Hà Ni
Email: 
noithatduckhang@gmail.com
Tel: 043 540 2270 - Fax: 043 540 2030

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Một số lưu ý khi chọn bàn học

Theo các chuyên gia, bàn ghế nói riêng và nội thất trường học nói chung là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới các bệnh học đường.
bàn dành cho trẻ tiểu học
Bàn dành cho trẻ tiểu học

Theo khảo sát của Bệnh viện Mắt Hà Nội trong năm 2009 với 16.000 học sinh tiểu học, THCS, THPT, tỷ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS 30% và cao nhất là bậc THPT chiếm trên 50%. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các bệnh học đường trong thời gian gần đây, theo đánh giá của các chuyên gia y tế có hai yếu tố nguy cơ chủ yếu là tư thế ngồi sai và bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.
Mẫu bàn ghế trong một lớp học

Bàn ghế không đúng kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ trong khi thể chất của học sinh không đồng đều dẫn đến việc gò bó, không thoải mái khí ngồi, gây cảm giác ức chế, mất tập trung và không tiếp thu được bài giảng. Việc phải cúi hay vươn người về phía trước dẫn tới chèn ép dây thần kinh hoặc hiện tượng cong vẹo cột sống ở trẻ. Kết quả điều tra của PGS.TS Nguyễn Đức Thu, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) cùng các cộng sự về ảnh hưởng của bàn ghế tại 6 trường tiểu học, THCS và THPT ở huyện Sóc Sơn và quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho thấy, 30,8% học sinh bị biến dạng cột sống. Tỷ lệ học sinh bị gù tăng dần lên theo từng cấp học: 2% bị gù ở học sinh tiểu học, 4% ở THCS và 6,2% ở THPT.
Nội thất trong Một lớp học kiểu cũ

Tình trạng học sinh bị cong vẹo cột sống ở cấp tiểu học là 27,1%, cấp THCS chiếm 23,8%, THPT chiếm 23,6%. Hiện có tới hơn 50% học sinh tiểu học và hơn 70% học sinh lớp 8, 9 phải sử dụng bàn ghế kích cỡ không phù hợp.
Mẫu bàn hiện đại

Hiện nay, cấu trúc của bàn liền ghế không phù hợp với chương trình đổi mới trong giáo dục, là dạy học tích cực, tăng cường học nhóm và tự học, phát huy tính chủ động cá nhân. Do bàn ghế liền nên độ xa gần không điều chỉnh được. Cần phải nghiên cứu để sản xuất những bộ bàn ghế đảm bảo tư thế ngồi hợp lý vừa phòng tránh mệt mỏi, từ đó có hiệu suất cao trong học tập.
Một phòng học tiêu chuẩn

Bệnh lý thứ 2 phổ biến chính là cận thị. Chính vì lý do khoảng cách các bàn không phù hơp dẫn tới việc nhìn quá gần với sách vở dẫn tới việc cận thị của trẻ. Ngoài ra việc bố trí màu sắc, bóng đèn và nội thất phòng học không hài hòa cũng dẫn tới hiện tượng trên.
Các mẫu nội thất trường học tiêu chuẩn
Trang bị hiện đại trong các phòng học

Chính vì vậy các thiết kế nội thất trường học một cách đồng bộ trong đó bao gồm bàn ghế học sinh, bảng viết... mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. 

Quy chuẩn bàn ghế học sinh

Bộ Giáo Dục, bộ Khoa học, bộ Y tế đã phối hợp đưa ra thông tư liên tịch đầu tiên quy định về quy chuẩn bàn ghế học sinh trong các trường học.
Mời mọi người cùng tham khảo:

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2011
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, mầu sắc và bố trí bàn ghế trong phòng học.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Chiều cao ghế là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh trước mặt ghế đến sàn.
2. Chiều rộng ghế là khoảng cách giữa hai cạnh bên của mặt ghế.
3. Chiều sâu ghế là khoảng cách từ mặt phẳng tựa lưng đến cạnh trước mặt ghế.
4. Chiều cao bàn là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau mặt bàn đến sàn.
5. Chiều sâu bàn là khoảng cách vuông góc giữa mép trên của cạnh trước và cạnh sau của mặt bàn.
6. Chiều rộng bàn là khoảng cách giữa hai mép bên của bàn.
7. Hiệu số chiều cao bàn ghế là khoảng cách thẳng đứng từ mặt trên của bàn đến mặt ghế.
8. Học sinh có chỉ số nhân trắc bình thường là học sinh có các số đo hình thể nằm trong khoảng chỉ số nhân trắc theo qui định của Bộ Y tế.
9. Phòng học thông thường là phòng được thiết kế cho mục đích học tập các môn không đòi hỏi điều kiện đặc biệt và không bao gồm phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng đa chức năng.
1. Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:
Cỡ số
Mã số
Chiều cao học sinh (cm)
I
I/100 - 109
Từ 100 đến 109
II
II/110 - 119
Từ 110 đến 119
III
III/120 - 129
Từ 120 đến 129
IV
IV/130 - 144
Từ 130 đến 144
V
V/145 - 159
Từ 145 đến 159
VI
VI/160 - 175
Từ 160 đến 175


2. Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):
Thông số
Cỡ số
I
II
III
IV
V
VI
- Chiều cao ghế (cm)
26
28
30
34
37
41
- Chiều sâu ghế (cm)
26
27
29
33
36
40
- Chiều rộng ghế (cm)
23
25
27
31
34
36
- Chiều cao bàn (cm)
45
48
51
57
63
69
- Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm)
19
20
21
23
26
28
- Chiều sâu bàn (cm)
45
45
45
50
50
50
- Chiều rộng bàn (cm)






+ Bàn một chỗ ngồi
60
60
60
60
60
60
+ Bàn hai chỗ ngồi
120
120
120
120
120
120

Điều 4. Kiểu dáng, mầu sắc bàn ghế
1. Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi.
2. Bàn và ghế rời nhau độc lập.
3. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.
4. Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh.
5. Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.
6. Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh.
Điều 5. Vật liệu làm bàn ghế
Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại.
Điều 6. Kết cấu của bàn ghế
1. Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên.
2. Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Điều 7. Nhãn bàn ghế
Bàn ghế phải có nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; nhãn được ghi rõ ràng, bền trong quá trình sử dụng và tối thiểu phải có những thông tin của tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất (đối với bàn ghế nhập khẩu phải có tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối), năm sản xuất, cỡ số của sản phẩm.
Điều 8. Bố trí bàn ghế trong phòng học
1. Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số.
2. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60o.
3. Cách bố trí bàn ghế trong phòng học thông thường :
Các cự ly cơ bản
Bàn hai chỗ ngồi
Bàn một chỗ ngồi
1. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng (cm)
215
215
2. Khoảng cách giữa hai dãy bàn (cm)
80
Kê ghép như với bàn hai chỗ ngồi theo các quy định như với bàn hai chỗ ngồi
3. Khoảng cách từ mép bàn đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)
60
4. Khoảng cách từ mép bàn đến tường không phải hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học (cm)
50
5. Khoảng cách giữa hai hàng bàn (cm)
95 - 100
6. Khoảng cách từ hàng ghế cuối đến tường phía sau phòng học (cm)
40